LAN TỎA PHONG TRÀO VĂN HÓA ĐỌC CHO THANH THIẾU NIÊN, HỌC SINH TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ

Những năm gần đây, cụm từ “văn hóa đọc” được nhiều người đề cập tới với ý nghĩa là một hoạt động văn hóa của con người thông qua việc đọc sách báo, tài liệu để tiếp thu thông tin một cách bổ ích và ý nghĩa. Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của CNTT và truyền thông đã tác động không nhỏ đến thói quen, văn hóa đọc sách của giới trẻ.

Với mục đích lan tỏa niềm đam mê đọc sách cho thanh thiếu niên, học sinh, vào ngày 11/3/2023, nhà trường đã phối hợp cùng Thư viện tỉnh tổ chức buổi giao lưu với nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam với chủ đề: Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Văn hóa đọc cho thanh thiếu niên, học sinh trong thời đại công nghệ số”.

Về dự Hội nghị có nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông Đào Văn Quyến - Giám đốc Thư viện tỉnh Hưng Yên, đại diện cán bộ, nhân viên của Thư viện tỉnh, các thầy cô giáo và gần 1000 HS của nhà trường.

Có thể nói nhà thơ Trần Đăng Khoa - thần đồng của thơ ca Việt Nam đã rất quen thuộc với các em qua những sáng tác thơ ca về thiếu nhi, những sáng tác của nhà thơ đã có mặt ở tất cả các cấp từ tiểu học đến THPT, tuy nhiên hầu hết các thầy cô và học sinh đều chưa được gặp mặt nhà thơ ở ngoài đời, nên các em rất háo hức, mong chờ khoảnh khắc giao lưu vô cùng quý giá này.

         Qua những kinh nghiệm làm thơ và đọc sách, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã truyền đạt cho các em những cách thức, phương pháp đọc sách hiệu quả nhất qua những lời nói dí dỏm và phong cách giao tiếp gần gũi, thân thiện, giúp các em hiểu được đọc sách vừa là nhu cầu tất yếu của cuộc sống vừa cung cấp cho ta nhiều kiến thức bổ ích.  

 

Bằng trải nghiệm về tuổi thơ đi học và quá trình tự đọc, nhà thơ tâm sự với các bạn học sinh “học giỏi không khó, chỉ cần chăm chỉ đọc sách” và trong thời đại công nghệ chúng ta có thể đọc sách dưới nhiều hình thức, đọc sách online, đọc sách giấy, đọc qua mạng xã hội… Tuy nhiên, nhà thơ cũng cho rằng đọc sách điện tử giúp người đọc tiết kiệm thời gian, tiện dụng - có thể đọc mọi lúc, mọi nơi nhưng đọc sách điện tử cũng có mặt hạn chế bởi cái nhanh và tiện ấy, nó cũng đánh mất đi cái hồn của tác phẩm văn chương. Đối với sách văn học, cầm một cuốn sách thật hay, lựa chọn không gian yên tĩnh, vẫn thấy có không khí văn chương giúp ta tiếp cận gần hơn với thế giới nhân vật, không gian nghệ thuật mà tác giả gửi gắm.

Học sinh giao lưu với nhà thơ Trần Đăng Khoa

          Tại Hội nghị, thay mặt nhà trường, thầy Trần An Khải - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường đã phát biểu và chia sẻ về kết quả triển khai cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” do Sở VHTT&DL kết hợp với Thư viện tỉnh tổ chức hàng năm, nhà trường đã có nhiều HS tham gia và đạt giải.  Năm 2019, em Nguyễn Khương Duy lớp 12A2 đạt giải nhì cấp tỉnh. Năm 2020 trường đạt giải tập thể  “Đơn vị tổ chức tốt vòng sơ khảo cuộc thi”, 01 giải nhì thuộc về em Nguyễn Thị Xuân Mai lớp 10A2, 02 giải ba thuộc về em Trần Thị Huyền Trang lớp 12A7, em Trần Thu Huyền lớp 12A1, 01 giải khuyến khích em Trần Thị Bích Phượng lớp 12A3, 01 giải nhánh và bài dự thi của em Nguyễn Thị Xuân Mai lớp 10A2 được gửi đi dự thi toàn quốc. Năm 2022, nhà trường có em Nguyễn Thị Xuân Mai - học sinh lớp 12A2 đạt giải C toàn quốc và đạt giải “Kế hoạch/Sáng kiến kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc ấn tượng nhất”.

Thầy giáo Trần An Khải - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại Hội nghị

Thầy giáo Trần An Khải - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường tặng hoa và cảm ơn nhà thơ Trần Đăng Khoa

Cũng trong Hội nghị, ông Đào Văn Quyến - Giám đốc Thư viện tỉnh Hưng Yên đã tặng nhiều cuốn sách hay, quý giá cho nhà trường với mong muốn lan tỏa tinh thần đọc sách tới thanh thiếu niên, học sinh và cộng đồng.

Ông Đào Văn Quyến - Giám đốc Thư viện tỉnh Hưng Yên tặng sách cho thầy và trò nhà trường

Có thể nói, buổi Hội nghị nói chuyện chuyên đề về “Văn hóa đọc cho thanh thiếu niên, học sinh trong thời đại công nghệ số”  đã giúp học sinh của nhà trường đã có thêm những cách đọc sách hiệu quả hơn, hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày. Đặc biệt sự hiện diện của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã mang đến cho học sinh những kí ức tuổi thơ đầy hồn nhiên, trong sáng. Được gặp gỡ và giao lưu với nhà thơ, với thần tượng của mình sẽ mãi là kỉ niệm đẹp và là khoảnh khắc ghi dấu trong cuộc đời của mỗi học sinh. Đây cũng là một trong những chuỗi hoạt động ý nghĩa dành cho học sinh chào mừng ngày thành lập Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh 26/3/2023 của nhà trường.

Chụp ảnh lưu niệm với nhà thơ Trần Đăng Khoa của thầy và trò nhà trường

Cán bộ giáo viên nhà trường cùng đoàn đại diện Thư viện tỉnh chụp ảnh lưu niệm với nhà thơ Trần Đăng Khoa

Giáo viên tổ Ngữ văn - GDCD chụp ảnh lưu niệm với nhà thơ Trần Đăng Khoa

Giáo viên và học sinh chụp lảnh lưu niệm với nhà thơ Trần Đăng Khoa

 

 

Tin bài: Vũ Thị Thiết - Tổ trưởng tổ Ngữ văn- GDCD

Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 594
Hôm qua : 628
Tháng 04 : 20.555
Năm 2024 : 82.779