BÁO CÁO SƠ KẾT HỌC KỲ I VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 - 2019

Thực hiện Công văn số 2109/SGDĐT-VP ngày 10/12/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sơ kết học kỳ I năm học 2018-2019; Trường THPT Hoàng Hoa Thám báo cáo sơ kết học kỳ I và phương hướng nhiệm vụ học kỳ II như sau:

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018-2019

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018-2019

I. Tình hình nhà trường

1- Về cơ sở vật chất

- Tổng phòng học của toàn trường là 22 phòng, trong đó phòng học trực tiếp giảng dạy là: 21 phòng.

          - Trường có: 01 thư viện với 03 phòng, 03 phòng thí nghiệm (Lý-Hoá-Sinh), 01 phòng tin với 35 máy, 01 phòng lab học ngoại ngữ (23 cabin với 46 chỗ ngồi), kèm theo mỗi phòng chức năng là 1 phòng kho chứa Thiết bị đồ dùng dạy học, 01 văn phòng HĐSP và đủ các phòng cho lãnh đạo, đoàn thể và các tổ CM.

          - Đủ bàn ghế giáo viên trên các lớp học và phòng chức năng.

          - Bàn ghế học sinh: Tổng số 356 bộ với 815 chỗ ngồi.

          - Nhà trường trang bị đầy đủ máy chiếu laze cho tất cả các lớp học, đặc biệt trang bị cho 03 lớp đầy đủ các thiết bị trợ giảng như amply, loa, máy chiếu hắt, bộ trả lời trắc nghiệm....

2- Cơ cấu tổ chức học sinh theo khối lớp

* Số lớp: 21 lớp với 812 học sinh, trong đó có 451nữ.

* Cụ thể các khối:

- Khối 10: 07 lớp, số học sinh: 272 em/140 nữ. (Ban cơ bản)

- Khối 11: 07 lớp, số học sinh: 262 em/152 nữ. (Ban cơ bản)

- Khối 12: 07 lớp, số học sinh: 278 em/159 nữ. (Ban cơ bản)

* Học sinh diện chính sách: 03

3- Đội ngũ lãnh đạo, giáo viên, nhân viên

- Tình hình chung: Đa số giáo viên còn trẻ, có sức khỏe và nhiệt tình; trình độ đều đạt chuẩn. Đặc biệt giáo viên các bộ môn cơ bản tương đối đầy đủ, đảm bảo cho hoạt động dạy học.

  • Tổng số giáo viên, nhân viên trong nhà trường: 54 (nữ 42)

Trong đó:

          + Ban lãnh đạo: 03 (nữ 0).

+ Nhân viên Hành chính: 04 (nữ 03) Kế toán 01; VT-TQ 01; NV Y tế 01; NV Thư viện 01; Hiện thiếu nhân viên Thiết bị 01.

+ Giáo viên: 44 (nữ 39).

Chia ra GV các bộ môn như sau:

Văn

Sử

Địa

CD

Anh

Tin

Toán

GDTC

Sinh

CN

Hóa

GDQP

9

2

2

1

5

2

7

5

3

3

1

3

1

Thừa 2

 

 

Thiếu 1

Thiếu 1

 

 

 

 

 

Thiếu 1

 

 

- Trình độ đào tạo:

+ Thạc sĩ: 06 đồng chí (nữ 04).

+ Đại học: 49 (nữ 40).

+ Cao đẳng thư viện: 01 (nữ: 01).

+ Trung cấp: 02 (nữ 02: Gồm 1 Y tế học đường, 1 văn thư và thủ quỹ)

- Tổng số Đảng viên: 29 đồng chí (nữ 22).

4-Nhận xét

4.1) Thuận lợi

- Cơ sở vật chất trường học khá khang trang, các phòng chức năng cũng đã đầy đủ.

- Trường luôn đoàn kết, thống nhất, có quyết tâm phấn đấu cao, nhiều năm liền trường là đơn vị tiên tiến. Nhiều năm Chi bộ Đảng được công nhận là chi bộ TSVM được Huyện uỷ, Tỉnh uỷ khen. Trường luôn nhận được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện, xã và nhân dân địa phương.

4.2) Khó khăn

            Cơ cấu giáo viên chưa đồng bộ và còn thiếu, chất lượng đầu vào còn thấp, dân trí trong vùng chưa được cao phần nào hạn chế cho công tác xã hội hoá giáo dục.

               II. Các căn cứ để triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2018- 2019

Thực hiện Công văn số 3711/BGDĐT-GDTrH ngày 24/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc Hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2018 - 2019, thực hiện Quyết định số 1713/QĐ-UBND ngày 26/7/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2018 – 2019; căn cứ ý kiến chỉ đạo của Bộ GDĐT tại Hội nghị tổng kết năm học 2017 – 2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 ngày 14 - 15/8/2018.

Căn cứ công văn số 1444/SGDĐT-GDTrH ngày 28 tháng 8 năm 2018 V/v Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 đối với GDTrH

Công văn số 2190/SGDĐT-VP v/v hướng dẫn sơ kết học kỳ I năm học 2018-2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo ngày 10/12/2018

  Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2018-2019 của nhà trường.

B. THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019

            I. Những kết quả nổi bật

Ngay từ tháng 8 nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho Cán bộ quản lý và các giáo viên, nhân viên trong trường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giảng dạy và học tập trong trường.

* Nhà trường đã tổ chức được 07 chủ đề hội thảo:

- Môn Hóa: “Đơn chất, hợp chất của Nitơ và phốt pho“.

- Môn Tin: Thiết kế thuật toán dạy liệt kê để giải một số bài toán môn Tin.

- Môn Ngữ Văn 11: Ôn tập văn học Trung đại VN từ thế kỷ 10 đến hết thế kỷ XIX

- Môn Địa: Liên minh châu Âu

- Môn Sinh: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

- Môn Vật lý: Lực ma sát trượt.

-Môn Sử 12: Các cuộc phát kiến địa lý ở Tây Âu thời kỳ trung đại.

* Các cuộc tập huấn: 20 cuộc trong đó 18 cuộc tập huấn cấp tổ chuyên môn và 02 cuộc cấp trường.

* Các Hội nghị: Nhà trường tổ chức được 03 hội nghị

- Triển khai thực hiện nghị quyết TW VII khóa XII.

- Triển khai thực hiện nghị quyết TW VIII khóa XII

- Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 theo hướng dẫn của Sở và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của trường THPT Hoàng Hoa Thám.

1. Việc đổi mới dạy học, thi, kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực.

1.1. Đổi mới mô hình theo hướng mở chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

            Đổi mới công tác dạy học, ngay từ tháng 9 nhà trường đã thực hiện ngay từ các khâu soạn giảng, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ theo  mô hình trường học mới.

            * Công tác soạn giảng:

+  Ở mục tiêu, ngoài kiến thức và kĩ năng, cần chú ý phẩm chất và năng lực người học.

+  Ở việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh: cần mô tả nội dung bài học về 4 mức độ và có hệ thống câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ đó, tăng cường chuẩn bị PPDH và kỹ thuật dạy học tích cực , các phương tiện dạy học kèm theo.

+ Ở việc tổ chức dạy học theo 5 hoạt động học: khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng và sáng tạo: trong đó GV là người chỉ đạo  thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập và dùng phương pháp, kỹ thuật dạy học chủ đạo để các học sinh đều làm việc. Qua đó hình thành năng lực và phẩm chất đạo đức.

+ Ở việc nhận xét, đánh giá; Hướng dẫn công việc về nhà  cần chú ý năng lực phẩm chất đã hình thành, cần thay thế và tiếp tục rút kinh nghiệm, hướng dẫn các việc tiếp tục phải làm ở nhà và chuẩn bị các nội dung tiếp theo.

* Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nội dung bài học gồm các bước:

+ Họp nhóm chuyên môn để chọn nội dung bài học, xây dựng kế hoạch, phân công cho các thành viên các công việc cụ thể: soạn giáo án, tổ chức dạy, dự giờ, nhận xét, góp ý.

+ Soạn giáo án và góp ý hoàn chỉnh.

+ Tổ chức dạy trên lớp và dự giờ

+ Nhận xét góp ý, rút kinh nghiệm.

* Đổi mới công việc dự giờ.

+ Người dự phải ngồi xung quanh lớp học để quan sát được người học tốt nhất.

+ Tập trung quan sát người học theo chỉ đạo của thầy.

+ Nhận xét, đánh giá, góp ý theo nội dung 5 hoạt động học của học sinh trên lớp, từ đó góp ý  về việc sử dụng phương pháp dạy học cảu thầy phù hợp chưa và quan điểm của người dự.

* Đổi mới kiểm tra đánh giá theo phẩm chất và năng lực người học.

- Có ma trận đề ở 4 mức độ, phù hợp với đối tượng học sinh.

          - Đề có nhiều câu hỏi, kết hợp tự luận và trắc nghiệm, tăng cường vận dụng thực tế có nội dung thực hành và xây dựng qua các phần mềm đã trang bị, có thể tổ chức thi lại nếu tiết đó tổ chức không phù hợp.

          - Tăng cường xây dựng ngân hàng đề. Chỉ tổ chức chung đối với bài khảo sát, thi học kì, thi thử.

1.2. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hiện hành, đồng thời làm tiền đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh.

              - Nhà trường đã triển khai việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của ngành ở địa phương.

              - Công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.

+ Để thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện nghiêm túc các tiết sinh hoạt lớp để kịp thời phát hiện và uốn nắn những học sinh có biểu hiện sai phạm, duy trì nghiêm túc giờ chào cờ đầu tuần để nhắc nhở công việc và giáo dục học sinh, phát huy cao vai trò của Đoàn thanh niên trong việc theo dõi hoạt động của các lớp, thực hiện cho học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật, không vi phạm luật an toàn giao thông... thông tin hai chiều tới gia đình học sinh qua sổ liên lạc học sinh hàng tháng, phối hợp thường xuyên với cha mẹ học sinh để nắm bắt điều kiện gia đình và đặc điểm của các em để cùng giáo dục học sinh.

+ Việc đánh giá xếp loại đạo đức  học sinh được GVCN thực hiện thường xuyên hàng tháng và thông báo kết quả về gia đình qua sổ liên lạc và báo cáo BGH theo định kì.

+ Trong các buổi sinh hoạt chào cờ thứ 2 hàng tuần, ngoài thời gian dành cho việc đánh giá xếp loại các lớp, triển khai kế hoạch công tác, BGH nhà trường đã chỉ đạo Đoàn TN dành 1/3 thời gian giờ chào cờ cho công tác tuyên truyền giáo dục Pháp luật, giáo dục Bảo vệ môi trường, Luật an toàn giao thông, nêu gương người tốt việc tốt.

+ Đối với một số học sinh thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp, nhà trường đã cho GVCN ghi giấy mời phụ huynh các học sinh này đến cùng bàn biện pháp giáo dục. Do vậy tình trạng học sinh vi phạm đạo đức có nhiều chuyển biến tích cực.

+ Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua môn học GDCD và các môn học xã hội (Văn, Sử ...); qua các tiết học NGLL (2 tiết/lớp/tháng); tăng cường tuyên truyền, giáo dục thông qua các phong trào thi đua, các hoạt động tập thể chào mừng những ngày lễ lớn 15/10, 20/11, 22/12;

+ Giáo dục pháp luật, an toàn giao thông qua môn học GDCD, GDQP và NGLL;

- Về việc triển khai học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh: sau chỉ thị 03 của Bộ chính trị, việc học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh thực sự trở thành việc làm thường xuyên, liên tục. Mỗi cán bộ, giáo viên luôn trau dồi đạo đức nhà giáo, rèn luyện tác phong làm việc nhanh nhẹn, đúng giờ.

+ Coi trọng GD toàn diện học sinh, không nặng quá về thành tích học tập. GD nhằm mục đích phát triển toàn diện con người: thể lực, tinh thần, trí tuệ, kiến thức, đạo đức, và cách sống hoà hợp với mọi ng­ười.

+ Giáo dục học sinh về bình đẳng giới. Đảm bảo bình đẳng về cơ hội tiếp cận GD cho cả HS nữ và nam.

+ Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt của cá nhân học sinh (tôn giáo, hoàn cảnh….)

         + Đoàn trường đã phối hợp với các GV chủ nhiệm lớp giao cho từng chi đoàn chăm sóc cây xanh trong trường, gắn khẩu hiệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường và phòng chống các tai tệ nạn xã hội.

 

+ Giao cho GVCN, tổ chức Đoàn TN điều tra, quan tâm đến những HS có hoàn cảnh khó khăn, bằng các hình thức vận động, quyên góp, ủng hộ sách vở, bút, quần áo... giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến trường.

+ Xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường xanh - sạch - đẹp.

+ Kết hợp giáo dục học sinh về vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu quý thiên nhiên, môi trường... vào các buổi hoạt động ngoại khoá, định hướng nghề nghiệp cho học sinh qua các buổi học nghề, hướng nghiệp nghề PT ...

              - Công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể dục thể thao: Đoàn trường kết hợp với Nhóm chuyên môn Thể dục- Quốc phòng tổ chức cho các em thi thể dục thể thao, thi các trò chơi dân gian vào các đợt kỉ niệm 20/11, 26/3 và thi giải Điền kinh truyền thống được tổ chức hàng năm.

           - Công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh: Nhà trường đã thành lập câu lạc bộ ”sinh sản vị thành niên” mỗi tháng hoạt động  tuyên truyền 01 lần nhằm tuyên truyền giáo dục học sinh kến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên và phương pháp phòng tránh thai.

            - Công tác An ninh, trật tự trường học phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh: Nhà trường đã phối hợp với Công an huyện Tiên Lữ thành lập cụm an ninh 6 xã Đông Nam huyện Tiên Lữ. Học sinh vi pham về trật tự an ninh, nhà trường thông báo, kết hợp với công an xã có biện pháp giáo dục các em; Tổ chức các hòm thư tố giác tội phạm, xây dựng tuyên truyền đôi bạn cùng tiến.

            + Đoàn trường kết hợp với GV chủ nhiệm cho học sinh kí cam kết không mắc các tai tệ nạn xã hội, thường xuyên tuyên truyền cho học sinh hiểu về tác hại của các tai tệ nạn đặc biệt trong các đợt thi đua, ngày lễ, Đoàn trường  tổ chức cho các em các tiểu phẩm về phòng chống các tai tệ nạn xã hội.

+ Tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhà trường đã tổ chức cho học sinh trong trường đi trải nghiệm thực tế tại Đề thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang và Làng văn hóa các dân tộc, Làng cổ Đường Lâm, cho học sinh tìm hiểu về văn hóa lịch sử, tham quan tạo được  tinh thần hứng khởi, vui tươi, ham học hỏi sáng tạo của học sinh góp hần nâng cao  chất lượng giáo dục đào tạo.

 Kết quả cụ thể:

- Thi GVG cấp trường có 14 đồng chí tham gia, 12 đồng chí được công nhân; Thi đồ dùng dạy học cấp trường có 08 sản phẩm đạt giải. Trong đó có 01 giải nhất môn Lý của đồng chí Vũ Thị Hà; 05 giải nhì thuộc các môn Hóa của đồng chí Lê Xuân Phương; môn Toán của đồng chí Lê Thị Ánh, môn Ngữ Văn của nhóm giáo viên Lưu Thị Minh Tân, Nguyễn Thị Thu Sang, Nguyễn Thị Vân Kiều, môn Sinh của đồng chí Vũ Thị Thu, môn Công Nghệ của đồng chí Vũ Huy Hoàng; 02 giải ba môn Toán của đồng chí Trần Thị Hoa và môn Hóa của đồng chí Hoàng Thị Nhài.

 Thao giảng đợt 15/10 có 15 lượt thao giảng trong đó giỏi 06, khá 13 và đợt  20/11 có 19 lượt thao giảng trong đó giỏi 09, khá 10, TB 0; về thanh tra chuyên đề18 giáo viên, toàn diện 06 giáo viên. Các giáo viên được thanh kiểm tra đều có đầy đủ hồ sơ theo quy định, công tác soạn giảng chuẩn bị bài đầy đủ theo hướng đổi mới phát huy năng lực người học, dạy học theo những phương pháp và kĩ thuật dạy học theo mô hình trường học mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; công tác kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới từ khâu ra đề, kiểm tra đánh giá và cho điểm song vẫn còn một số tiết chưa thực sự hiệu quả; Dự giờ theo phương pháp đổi mới của giáo viên HKI được 385 tiết, BGH dự được 66 tiết.

1.3. Triển khai đổi mới, thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học bước đầu có kết quả tốt, đã tác động tích cực đến quá trình dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

- Nhà trường đã đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Chú trọng đánh giá trong quá trình dạy học: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; bổ sung hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án, bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ  học tập.

- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu:

Nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học; Thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; Vận dụng: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học; Vận dụng cao: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.

- Chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây. Tiếp tục nâng cao chất lượng việc kiểm tra cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết đối với môn ngoại ngữ. Tăng cường kiểm tra và thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học.

- Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, giáo viên cần coi trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng về kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.

- Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở; gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

- Khi chấm bài kiểm tra nhất thiết phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.

- Đối với môn Tiếng Anh theo chương trình thí điểm của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”: Nghiêm túc triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo hướng dẫn tại Công văn số 1431/SGDĐT - GDTrH ngày 20/10/2014 của Sở GDĐT, đặc biệt chú trọng tới việc sử dụng các hình thức thực hành để đánh giá toàn diện quá trình học tập của học sinh và Công văn số 3333/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2016 của Bộ  GDĐT về  việc sử  dụng định dạng đề  thi đánh giá năng lực tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2015-2016. Lập kế hoạch tổ  chức đánh giá năng lực đầu ra Bậc 3 đối với học sinh lớp 12 tham gia chương trình mới để  thúc đẩy đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển kỹ  năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh.  Tiếp tục nâng cao chất lượng việc kiểm tra cả  bốn kỹ  năng nghe, nói, đọc, viết; triển khai phần kiểm tra tự  luận trong các bài kiểm tra viết. 

- Với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học tăng cường kiểm tra và thi thực hành. 

-  Chủ  động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở; gắn với thời sự  quê hương, đất nước để  học sinh được bày tỏ  chính kiến của mình về  các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

- Tăng cường lựa chọn và hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho ngân hàng câu hỏi của trường. Chỉ đạo cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết nối" về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo hướng dẫn tại Công văn 1480/SGDĐT-GDTrH ngày 28/10/2014 của Sở GDĐT. Khai thác tối đa phần mềm quản lý thi, kiểm tra đã được cấp.

* Đổi mới kiểm tra đánh giá theo phẩm chất và năng lực người học.

- Có ma trận đề ở 4 mức độ, phù hợp với đối tượng học sinh.

          - Đề có nhiều câu hỏi, kết hợp tự luận và trắc nghiệm, tăng cường vận dụng thực tế có nội dung thực hành và xây dựng qua các phần mềm đã trang bị, có thể tổ chức thi lại nếu tiết đó tổ chức không phù hợp.

          - Tăng cường xây dựng ngân hàng đề.tổ chức thi chung đối với bài khảo sát, thi học kì, thi thử.

1.4. Triển khai công tác nghiên cứu khoa học; Đăng kí viết sáng kiến tạo các giải pháp mới sáng tạo trong công tác quản lí và giảng dạy, giáo dục.

- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã triển khai đăng kí viết sáng kiến và nghiên cứu khoa hoc kĩ thuật, hàng tuần, tháng các giáo viên đều có kế hoạch thực hiện  viết sáng kiến và nghiên cứu khoa học.

2. Các điều kiện đảm bảo chất lượng được tăng cường

2.1. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí theo hướng tăng cường phân cấp và giao quyền tự chủ, tăng cường quản lí chất lượng và hiệu quả giáo dục.

-  Thực hiện phân cấp quản lý: Nhà trường chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2018-2019; kế hoạch hoạt động trong học kì I; kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng trên cơ sở thảo luận trong nhóm, trong tổ chuyên môn.

-  Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa ngành Giáo dục với các ban ngành địa phương: Tổ chức liên kết cụm an  ninh 06 xã Đông Nam huyện Tiên Lữ.

  • Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Chỉ đạo hoạt động tự thanh tra, kiểm tra của các tổ chuyên môn, xử lý các vi phạm pháp luật.
  • Thực hiện việc công khai chất lượng đạt được và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo, quản lý thu - chi tài chính, quản lý công tác tuyển sinh đầu cấp.
  • Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và dạy học. Tổ chức tập huấn, trao đổi, bồi dưỡng cho giáo viên sử dụng CNTT, sử dụng các phần mềm dạy học vào soạn giảng nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học; Trong các đợt thao giảng cấp Nhóm, tổ, và nhà trường, các giáo viên tham gia giảng dạy sử dụng công nghệ thông tin đạt 100%
  • Tiếp tục triển khai các phần mềm quản lí trường học: phần mềm quản lí điểm, quản lí cán bộ giáo viên và học sinh; phần mềm quản lí thư viện sử dụng sổ liên lạc điện tử để quản lí học sinh.
  • Nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền các hoạt động giáo dục trong các giờ sinh hoạt tập thể, các giờ hướng nghiệp cho học sinh.

-  Tăng cường đổi mới quản lí, coi trọng tiến độ hoàn thành và chất lượng công việc; Đổi mới chế độ họp hành theo hướng thiết thực, hiệu quả; Học tập và làm theo tác phong làm việc Hồ Chí Minh: đúng giờ, nhanh nhẹn, sáng tạo.

-  Thường xuyên kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

          -  Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.

2.2. Cơ sở vật chất thiết bị trường học được quan tâm đầu tư.

Nhà trường đã tranh thủ sự ủng hộ và tạo điều kiện của cấp trên để tiếp tục xây dựng các hạng mục phụ trợ cho nhà trường. Đồng thời sử dụng công tác xã hội hoá giáo dục để hỗ trợ xây dựng CSVC nhà trường nhằm hoàn thành tiêu chuẩn CSVC của trường CQG.

Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác để tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng phòng học bộ môn, thư viện, nhà đa năng, vườn trường. Tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quan đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn theo quy định. Cụ thể nhà trường đã lắp đặt hệ thống máy chiếu lên tất cả các phòng học; tủ sách pháp luật; sửa chữa, nâng cấp sân trường, sửa chữa và làm thêm lán xe tạo điệu kiện thuận lợi cho việc học tập và làm đẹp cảnh quan của nhà trường.

2.3. Công tác xã hội hóa giáo dục.

- Nhà trường liên tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục.

            - Nhà trường chủ động xây dựng mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội trong việc phối hợp quản lí, giáo dục học sinh. Tạo điều kiện thuận lợi cho hội PHHS hoạt động một cách hiệu quả nhất, giúp đỡ nhà trường trong giáo dục, quản lí học sinh.

- Nhà trường chủ động tham gia liên kết cụm an ninh khu vực, đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình đi học. Phát huy được vai trò của chính quyền địa phương trong việc cùng quản lí, giáo dục học sinh

3. Chất lượng giáo dục, đào tạo từng bước được nâng lên

3.1. Chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh được nâng lên, đào tạo học sinh giỏi tiếp tục đạt kết quả cao.

- Việc tăng cường các giải pháp để giảm tỷ lệ  học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi: Nhà trường đã cử giáo viên đến tận nhà học sinh, tìm hiểu nguyên nhân học sinh bỏ học, động viên các em đến trường; Nhà trường đã phối hợp với Hội phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn như tặng sách, vở, đồ dùng học tập cho các em ngay từ đầu năm học; Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tạo hứng thú học tập cho học sinh; Nâng cao chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề nhằm khơi dạy những ước mơ, khát vọng lập nghiệp của học sinh.

+ Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong DH; tăng cường sử dụng thiết bị, đồ dùng; tăng cường thực hành.

+ Kết quả cụ thể về xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh học kì I năm học 2018-2019.

 

Khối lớp

Số lớp

Số HS

Hạnh kiểm (số lượng)

Học lực (số lượng)

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Lớp 10

7

272

168

94

6

4

3

151

105

9

4

Lớp 11

7

262

161

94

7

0

7

157

80

18

0

Lớp 12

7

278

212

63

3

0

16

176

83

2

1

Cộng 3 Khối

21

812

541

251

16

4

26

484

268

29

5

Tỷ lệ

 

 

66,63

30,91

1,97

0,49

3,2

59,61

33

3,57

0,62

3.2. Công tác xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời được củng cố, từng bước nâng cao hiệu quả và chất lượng.

Nhà trường đã tổ chức cho giáo viên và học sinh đọc sách  tại phòng đọc thư viện vào các ngày trong tuần, xây dựng tủ sách pháp luật, Hồ Chí Minh ở từng lớp học, hướng dẫn học sinh tự đọc sách.

II. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

1. Hạn chế, yếu kém

+ Đội ngũ giáo viên còn một số bộ phận nhỏ biểu hiện sự hạn chế bất cập đó là : Đội ngũ giáo viên cốt cán, mũi nhọn còn ít và chưa thực sự nổi bật, thể hiện vai trò tác dụng chưa rõ nét. Một số giáo viên trình độ tay nghề còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh, chưa thực sự cố gắng vươn lên, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chưa có hiệu quả cao. 

+ Tổ chuyên môn thực hiện chế độ kiểm tra đúng kế hoạch nhưng chất lượng chưa cao.

+ Một số giáo viên chưa thật sự mô phạm trong đạo đức, lối sống. Một số giáo viên chưa thực hiện tốt quy chế chuyên môn, gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường.

+ Một số học sinh về tinh thần ý thức rèn luyện và tinh thần học tập chưa cao, còn có biểu hiện chưa tốt về đạo đức. Đặc biệt, thời gian cuối học kì I, có một số biểu hiện vi phạm điều cấm bỏ học chơi game, đi học muộn…

+ Việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường gặp nhiều khó khăn vì thiếu sân tập GDTC,…

+ Một bộ phận học sinh học yếu có nguy cơ bỏ học cao, gia đình của các học sinh này chưa thật quan tâm đến việc học tập của con em mình, phó mặc hoàn toàn cho nhà trường.

2. Nguyên nhân

+ Do hoàn cảnh khách quan, nhà trường nằm trong vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống giáo viên, cũng như người dân còn thấp. Đội ngũ GV tuổi nghề và tuổi đời còn trẻ.

+ Do tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh, chưa kịp thời lường trước, ngăn chặn.

+ Sự phối kết hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội chưa thật sự có kết quả cao, chưa phát huy hết vai trò của hội PHHS.

III. Bài học kinh nghiệm

1. Về công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng nhiệm vụ công tác

Căn cứ nhiệm vụ công tác của nhà trường, căn cứ vào điều kiện thực tế của nguồn lực, tài lực, vật lực nhà trường; căn cứ vào các điều kiện khác như khả năng phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh và chiến lược phát triển của nhà trường  đến năm 2020 xây dựng trường chuẩn quốc gia; Nghị quyết TW VIII khóa XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp: Chi bộ trường THPT Hoàng Hoa Thám nhiệm kì 2015-2020, huyện ủy lần thứ XXV, Tỉnh ủy lần thứ XVIII; căn cứ thực hiện các văn bản hướng dẫn để làm tốt công tác quy hoạch cán bộ hàng năm; xây dựng kế hoạch và xây dựng nhiệm vụ công tác đúng hướng, phù hợp, hiệu quả.

2. Về công tác lãnh đạo, quản lí, chỉ đạo, điều hành.

 Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ, ban giám hiệu đối với các ban ngành đoàn thể. Cần rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đặc biệt là quản lý chuyên môn, quản lý chất lượng dạy và học, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.

3. Về công tác truyền thông.

Có kế hoạch làm việc cụ thể, kịp thời, phong phú; có điều kiện trang thiết bị cho công tác truyền thông đầy đủ như băng zôn, loa đài, văn bản…

 Động viên kịp thời sự nỗ lực cố gắng của các cá nhân, tập thể.

4. Về huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục

Tích cực tranh thủ sự ủng hộ và tạo điều kiện của cấp trên để tiếp tục xây dựng các hạng mục phụ trợ cho nhà trường. Đồng thời sử dụng công tác xã hội hoá giáo dục để hỗ trợ xây dựng CSVC nhà trường nhằm hoàn thành tiêu chuẩn CSVC của trường CQG. Tăng cường mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học; các thiết bị, đồ dùng cho các phòng học bộ môn, tổ chuyên môn và các phòng chức năng (thư viện, phòng nghe nhìn, phòng y tế học đường ...) theo tiêu chuẩn của trường CQG. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác để tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng phòng học bộ môn, thư viện, nhà đa năng, vườn trường. Tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quan đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn theo quy định.

Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban hành theo Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010

5. Về công tác phối hợp, kiểm tra, thanh tra, giám sát.

Tăng cường sự phối hợp giữa các đoàn thể trong nhà trường; giữa nhà  trường với  các cấp quản lí khác (Đảng, ngành, nhà nước, tài chính); giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, nhân dân và chính quyền địa phương trong công tác quản lí, giáo dục học sinh.

PHẦN II

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2018-2019

I. Phương hướng học kì II năm học 2018-2019

- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của chi bộ Đảng với các hoạt động giáo dục của nhà trường. Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua.

- Làm tốt hơn nữa công tác quản lý từ tổ CM. Ứng dụng CNTT trong quản lí nhân sự và tính điểm, xếp loại cho học sinh. Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, coi việc sử dụng máy chiếu trong giảng dạy là việc làm thường xuyên, liên tục (không chỉ ở những đợt thi đua). Có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ nhóm chuyên môn, nhất là trong các đợt hội học hội giảng, tránh hình thức, số lượng.

- Tăng cường phối hợp giáo dục và thông tin tới nhân dân với các chi bộ, các khu dân cư, phụ huynh học sinh. Giảm tỉ lệ học sinh bỏ học. Tăng chất lượng giáo dục đạo đức và học lực đảm bảo ti lệ đã ký cam kết đầu năm.

-  Phấn đấu đạt được các danh hiệu thi đua và các chỉ tiêu đã đăng ký.

-  Làm tốt công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất cho trường chuẩn Quốc gia, tạo điều kiện về sân chơi, bãi tập cho bộ môn GDTC và GDQP. Làm tốt công tác bảo vệ tài sản nhà trường.

- Kiên quyết trong xử lý các vi phạm của học sinh, giáo viên thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường và nội quy học sinh.

-  Phối kết hợp tốt với các tổ chức đoàn thể và Phụ huynh HS trong việc duy trì sĩ số học sinh tránh để hs tiếp tục bỏ học.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng đội tuyển HSG 9 môn văn hóa, có kế hoạch, chương trình và TKB bồi dưỡng cụ thể để đạt kết quả trong kỳ thi HSG cấp tỉnh.

- Đặc biệt quan tâm chú trọng công tác ôn thi THPT Quốc gia và định hướng nghề cho HS khối 12 trong đợt tuyển sinh THPT Quốc gia  năm 2019.

II. Nhiệm vụ chủ yếu học kì II năm học 2018-2019.

1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục

Bồi dưỡng nâng chuẩn và bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn chuyên môn và bồi dưỡng lý luận chính trị đảm bảo theo yêu cầu niệm vụ công tác.

2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lí giáo dục

Tổ chức tập huấn, trao đổi, bồi dưỡng cho giáo viên sử dụng CNTT, sử dụng các phần mềm dạy học vào soạn giảng nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học; Trong các đợt thao giảng cấp Nhóm, tổ, và nhà trường, các giáo viên tham gia giảng dạy sử dụng công nghệ thông tin đạt 100%

Tiếp tục triển khai các phần mềm quản lí trường học: phần mềm quản lí điểm, quản lí cán bộ giáo viên và học sinh; phần mềm quản lí thư viện...có phương án xây dựng sổ liên lạc điện tử để quản lí học sinh

3. Tiếp tục đổi mới công tác quản lí giáo dục.

 Nhà trường đã quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Huyện Đảng bộ lần thứ XXV và Chi Bộ trường THPT Hoàng Hoa Thám lần thứ V. Nghị quyêt hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.

-  Thực hiện phân cấp quản lý: Nhà trường chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2018-2019; kế hoạch hoạt động trong học kì II; kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng trên cơ sở thảo luận trong nhóm, trong tổ chuyên môn.

-  Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa ngành Giáo dục với các ban ngành địa phương: Tổ chức liên kết cụm an  ninh 06 xã Đông Nam huyện Tiên Lữ.

  • Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Chỉ đạo hoạt động tự thanh tra, kiểm tra của các tổ chuyên môn, xử lý các vi phạm pháp luật.
  • Thực hiện việc công khai chất lượng đạt được và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo, quản lý thu - chi tài chính, quản lý công tác tuyển sinh đầu cấp.
  • Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và dạy học. Tổ chức tập huấn, trao đổi, bồi dưỡng cho giáo viên sử dụng CNTT, sử dụng các phần mềm dạy học vào soạn giảng nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học; Trong các đợt thao giảng cấp Nhóm, tổ, và nhà trường, các giáo viên tham gia giảng dạy sử dụng công nghệ thông tin đạt trên 50%
  • Tiếp tục triển khai các phần mềm quản lí trường học: phần mềm quản lí điểm, quản lí cán bộ giáo viên và học sinh; phần mềm quản lí thư viện...có phương án xây dựng sổ liên lạc điện tử để quản lí học sinh
  • Nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền các hoạt động giáo dục trong các giờ sinh hoạt tập thể, các giờ hướng nghiệp cho học sinh.

-  Tăng cường đổi mới quản lí, coi trọng tiến độ hoàn thành và chất lượng công việc; Đổi mới chế độ họp hành theo hướng thiết thực, hiệu quả; Học tập và làm theo tác phong làm việc Hồ Chí Minh: đúng giờ, nhanh nhẹn, sáng tạo.

-  Thường xuyên kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

          -  Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.

4. Công tác nghiên cứu khoa học; viết sáng kiến ứng dụng các giải pháp mới sáng tạo trong công tác quản lí và giảng dạy, giáo dục.

Nhà trường đã tăng cường thực hiện kế hoạch viết SKKN, nghiên cứu khoa học có kế hoạch xây dựng ngay từ đầu năm và ứng dụng kiến thức thực tiễn đối với học sinh.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019.

1. Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo.

- Tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ giáo viên và học sinh phát huy hết năng lực làm việc để hoàn thành tốt công việc được giao nhằm phát triển theo yêu cầu của ngành.

- Phương pháp làm việc khoa học, thái độ phục vụ nhân dân đúng mực, giải quyết các thủ tục công việc nhanh nhất.

2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục.

Tích cực bồi dưỡng năng lực quản lý và lý luận chính trị; tăng cường đào tạo đội ngũ  cán bộ giáo viên đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của ngành hiện nay

3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo của cấp trên đồng thời sử dụng nguồn công tác xã hội hóa giáo dục, nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác để  tăng cường cơ sở vật chất nhà trường.

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.

1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý.

2. Đối với UBND tỉnh: Đầu tư nguồn lực về kinh phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị.

3. Đối với UBND huyện: Tăng cường phối hợp công tác giáo dục đào tạo như xã hội hóa giáo dục và công tác an ninh trật tự

 

Nơi nhận:

- Sở GD&ĐT,

- Lưu VPNT.

HIỆU TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

 

Trần An Khải

 

 

 

Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 371
Hôm qua : 340
Tháng 05 : 6.001
Năm 2024 : 88.851