BÍ QUYẾT HỌC GIỎI MÔN VĂN – TOÁN

Như các bạn đã biết, môn Ngữ Văn và môn Toán là hai môn rất quan trọng trong các kì thi như: THPT, ĐGNL, tuyển sinh vào đại học…

Nhiều người cho rằng bẩm sinh họ đã học giỏi hai môn này và không có hy vọng phát triển trong bộ môn này. Nếu bạn có suy nghĩ như vậy, bạn đang tự làm khó chính mình. Hãy nghĩ mọi việc một cách đơn giản nhất, nếu bạn áp dụng đúng những phương pháp, kỹ năng học tập hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành quả đáng như mong đợi. Có thể thấy để giỏi Toán, giỏi Văn đóng vai trò quan trọng nhất đó là sự siêng năng, chăm chỉ và cần cù chịu khó.

Để môn Văn và Toán không còn là “ác mộng” đối với mỗi học sinh dưới đây tôi sẽ chỉ cho các bạn một số phương pháp, bí kíp để học tốt được hai bộ môn này.

Đọc trước bài ở nhà giúp bạn nắm được:

* Tiết kiệm thời gian

Nếu bạn đã đọc bài trước khi đến lớp, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về cấu trúc của bài học, từ đó có thể xác định được đâu là phần quan trọng cần tập trung. Việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, nếu ngồi trên lớp mới đọc bài, bạn sẽ vì vậy mà bỏ lỡ bài giảng của giáo viên, việc tiếp thu kiến thức cũng bị hạn chế.

* Nắm vững nội dung bài học

Thay vì lên lớp đợi giáo viên phân tích nội dung bài học, nếu bạn đọc trước bài ở nhà, bạn sẽ có thể nắm được phần kiến thức trọng tâm của bài, đưa ra những vấn đề mà bạn đang băn khoăn để lên lớp đặt câu hỏi cho giáo viên. Cách học này không chỉ giúp bạn tiếp thu bài trên lớp nhanh hơn mà còn hiểu bài kỹ hơn nhờ nhận được giải đáp từ giáo viên về những gì mình chưa hiểu.

* Hiểu bài giảng sâu hơn

Việc đọc trước bài giảng ở nhà sẽ giúp chúng ta dễ tập trung chú ý nghe giảng hơn, hiểu sâu hơn bài học. Điều quan trọng hơn nữa, đó là nếu có những phần chúng ta chưa hiểu, khi đọc trước ở nhà, thì khi nghe giảng ở lớp chúng ta sẽ để ý kỹ hơn, để có thể lấp đầy những lỗ hổng kiến thức còn thiếu hụt đó hoặc bạn có thể nêu thắc mắc với thầy cô để được giải đáp.

 

Quan sát, lắng nghe và ghi chép bài giảng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, một số nhà nghiên cứu cho rằng có đến 2/3 thông tin mà con người nhận được là thông qua “đôi mắt - cửa sổ tâm hồn”, còn nghe và ghi chép chiếm đến trên 70% hiệu quả học tập thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Kỹ năng quan sát, lắng nghe và ghi chép bài giảng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hiệu quả học tập và tiếp thu thông tin của học sinh; bởi vì một phần không nhỏ thời gian của chúng ta ở trên lớp là dành cho hoạt động quan sát, nghe và ghi chép. Nguồn phát thông tin trên lớp chủ yếu là thông qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ đều tác động tới hiệu quả dạy.

Kỹ năng ghi chép bài giảng là khả năng sử dụng chữ viết và các biểu tượng để sắp xếp kiến thức sao cho dễ đọc, dễ học và dễ nhớ.

Biết ghi chép bài giảng đúng cách không chỉ giúp bạn ghi lại đầy đủ những kiến thức do thầy, cô giáo cung cấp mà còn giúp cho các bạn hiểu được kiến thức ấy và cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Bạn có thể sử dụng phương pháp ghi chép chuẩn gồm có các từ khoá, ký hiệu, dấu câu, viết tắt, căn lề phải trái, mô hình hoá, sơ đồ hoá thông tin, để ghi bài nhanh hơn; ghi chép đúng cách cũng sẽ giúp bạn hhớ bài hệ thống hơn và nhớ lâu hơn.

* Môn Toán

Lý thuyết môn toán học ở mỗi cấp học sẽ có rất nhiều phần lý thuyết từ cơ bản đến nâng cao. Ở lớp dưới các bạn sẽ được học phần kiến thức có phần dễ nhớ, nhưng càng lên cao kiến thức càng khó hơn. Chính vì vậy, các bạn nên hệ thống kiến thức và nắm chắc mọi lý thuyết.

Mặt khác, lý thuyết là nền tảng để các bạn có thể ứng dụng toán học vào giải bài tập và vào cuộc sống cũng như công việc về sau. Thiếu hụt lý thuyết là thiếu hụt kiến thức nền, khiến các bạn không hiểu và không thể giải được bài tập.

Chính vì vậy, trước khi làm bài tập các bạn hãy ôn lại lý thuyết và nắm vững để khi áp dụng vào bài tập sẽ tập trung, tư duy nhanh hơn.

* Môn Văn

Môn văn sẽ không có công thức như môn toán nên có thể áp dụng bằng cách học thuộc bài bằng sơ đồ tư duy

Chính vì thế nên có đôi lúc bạn sẽ thấy không mệt mỏi khi phải nhớ rất nhiều kiến thức của các môn học. Hơn hết, học bằng sơ đồ tư duy sẽ cải thiện điều này. Hãy chắc chắc mình đã nắm chắc kiến thức bằng cách tự mình hệ thống lại kiến thức đã học trên lớp bằng sơ đồ tư duy, sẽ là cách để bạn ghi nhớ bài học nhanh hơn rất nhiều.

Việc nhớ kiến thức môn Ngữ Văn không hề khó, quan trọng là bạn phải kiên trì, tập trung và nghiêm túc học tập thì chắc chắn sẽ thành công.

Tập trung cao độ: Có rất nhiều bạn học sinh ngồi trên bàn học rất lâu nhưng học tập vẫn không hiệu quả là vì lí do gì? Lí do dễ nhận thấy nhất là các bạn không thực sự tập trung vào việc học. Trong lúc học có bạn thì nghe nhạc, có bạn thì vừa học vừa nhâm nhi đồ ăn, có bạn thỉnh thoảng lại check tin nhắn facebook, instagram… Làm cùng lúc nhiều việc sẽ khiến các bạn dễ bị sao nhãng, học tập vừa mất thời gian lại vừa kém hiệu quả.

Việc ngồi trên bàn học quá lâu trong một tư thế cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe như là làm đau mỏi vai gáy, mỏi mắt, đau cột sống... Vậy nên, học ít thời gian cũng được nhưng phải tập trung. Tập trung cao độ là một trong những bí quyết học tập hiệu quả. Tập trung làm một việc giúp các bạn ghi nhớ lâu hơn nhiều lần so với làm cùng lúc nhiều việc.

Chọn không gian học tập thích hợp, đây là một điều hết sức quan trọng mà không phải bạn học sinh nào cũng lưu tâm đến. Việc chọn một không gian học tập với một chỗ ngồi thoải mái, không khí mát mẻ, yên tĩnh sẽ giúp bạn tập trung học hơn, tránh bị phân tâm bởi những tác nhân bên ngoài. Không gian ngồi học nên gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng và không khí tự nhiên thì càng tốt. Tránh những nơi có tiếng ồn, những nơi đông người và có khả năng làm gián đoạn sự tập trung của bạn.

Học vào những thời gian thích hợp. Hãy tham khảo một số khung giờ “vàng” để học tập dưới đây: 5h-6h, 7h30-10h30, 14h - 16h30, 20h-22h. Đây là những khung giờ mà não bộ hoạt động hiệu quả nhất nên hãy tận dụng nhé.

Trong quá trình học trên lớp, chắc chắn sẽ có những điều các em thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ. Hãy mạnh dạn dơ tay để hỏi Thầy, Cô của mình để họ giảng lại hay giải thích cho các em nghe nhé. Vì khi các em hiểu sâu, các em mới làm bài tập và khắc ghi trong đầu được.

Đừng ngại ngùng khi mình hỏi, vì thầy cô sẽ rất vui nếu các em dám hỏi để thêm kiến thức cho mình. Họ sẽ giúp đỡ học trò của mình bằng mọi cách để các em học tốt hơn!

Nếu có cơ hội, bạn nên xung phong phát biểu và lên bảng làm bài tập. Mỗi lần như vậy, thầy cô sẽ đánh một dấu “+” vào tên bạn trong danh sách lớp. Mỗi dấu “+” bạn sẽ được cộng từ 0.25 đến 1 điểm, đó là điểm tích cực tùy vào mỗi môn học.

Những điểm vừa đáng quý lại còn dễ dàng lấy được. Không những vậy, mạnh dạn nêu lên ý kiến, quan điểm của mình sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn, có thể hiểu và thuộc bài ngay tại lớp.

 

 

Sưu tầm và thực hiện: Chi đoàn 12A7

Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 18
Hôm qua : 421
Tháng 05 : 5.308
Năm 2024 : 88.158