CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp trung học phổ thông

Dành cho học sinh lớp 10 và 11

Năm học 2018 – 2019

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên:                           Ngô Thị Hà                            Giới tính: nữ     

Ngày tháng năm sinh:       11/02/2003

Lớp:                                     10A7

Trường:                               THPT  Hoàng Hoa Thám

Địa chỉ nhà trường:            Thụy Lôi – Tiên Lữ              Tỉnh: Hưng Yên

Số điện thoại di động:         0984603065                            Nhà riêng: không có

Email (nếu có):                  river1122003@gmail.com

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

          Câu 1. Khi tham gia giao thông, hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và người tham gia giao thông?

  1. Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng.
  2. Buông cả hai tay hoặc điều khiển phương tiện bằng một tay.
  3. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn rẽ.
  4. Đu bám, kéo, hoặc đẩy xe khác trên đường.

Câu 2.  Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy điện trên đường bộ không được quá bao nhiêu km/h ?

  1. 25 km/h                                                                  C. 50 km/h
  2. 40 km/h                                                                  D. 60 km/h

Câu 3.  Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây ?

  1. Hình tròn, nền màu xanh lam, trên có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh.
  2. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
  3. Hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam.
  4. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm.

            Câu 4. Khi gặp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dang ngang hai tay hoặc một tay, người tham gia giao thông phải thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.
  2. Người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau của người điều khiển giao thông được đi.
  3. Người tham gia giao thông ở cả phía trước, phía sau, bên trái, bên phải của người điều khiển giao thông phải giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng.
  4. Người tham gia giao thông ở cả phía trước, phía sau, bên trái, bên phải của người điều khiển giao thông phải nhanh chóng tăng tốc và vượt qua nút giao.

      Câu 5. Trong các phương án dưới đây, khái niệm “xe đạp điện” được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Là xe cơ giới hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 20km/h
  2. Là xe cơ giới hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25km/h
  3. Là xe thô sơ hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25km/h
  4. Là xe thô sơ hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 20km/h

      Câu 6. Theo Nghị quyết số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên bị phạt bao nhiêu tiền?

  1. Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
  2. Từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng
  3. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
  4. Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

       Câu 7. Chọn và điền các từ còn thiếu vào chỗ….trong nội dung sau đây.

       Để bảo đảm an toàn khi đi qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt mà không có tín hiệu đèn, rào chắn và tín hiệu thông báo, người tham gia giao thông đường bộ phải (1)…… cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có (2)…... đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải (3)…… và giữ khoảng cách tối thiểu (4)…... tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

  1. (1) quan sát – (2) tàu hỏa – (3) tiếp tục đi – (4) 3 mét
  2. (1) quan sát – (2) phương tiện đường sắt – (3) dừng lại – (4) 5 mét
  3. (1) chú ý – (2) phương tiện đường sắt – (3) dừng lại – (4) 3 mét
  4. (1) chú ý – (2) tàu hỏa – (3) tàu hỏa – (4) 5 mét

       Câu 8. Biển báo nào dưới đây báo hiệu sắp đi đến đoạn đường đôi có giải phân cách cứng ở giữa?

  1. Biển 1                                                                    B. Biển 3
  1. Biển 2                                                                    D. Biển 4

       Câu 9. Biển nào dưới đây cấm mọi loại xe cơ giới đi vào, trừ xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe ưu tiên?

  1. Biển 1                                                                     C. Biển 3
  2. Biển 2                                                                     D. Biển 4

       Câu 10. Trong hình dưới đây, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

  1. Xe công an, xe quân sự, xe con + xe mô tô
  2. Xe quân sự, xe công an, xe con + xe mô tô
  3. Xe con + xe mô tô, xe công an, xe quân sự
  4. Xe quân sự, xe con + xe mô tô, xe công an

 

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

         Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông? Khi được tham gia hội thảo với nội dung “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông”, bạn sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến gì với hội thảo?

 

Bài làm

  • Văn hóa giao thông:
  • Nói một cách tổng thể, văn hóa giao thông là chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông; là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử văn minh, thông minh; là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông nhằm góp phần tạo lên một hệ thống giao thông hiện đại, hiệu quả, một môi trường giao thông an toàn.
  • Trên thực tế, văn hóa giao thông được thực hiện thông qua 2 yếu tố:

  + Tính pháp lý khi tham gia giao thông:

              Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

             Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đỗ xe không đúng quy định, chen lấn làn đường, bóp còi inh ỏi, đi ngược chiều, chở quá số người quy định.… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

 

+ Tính cộng đồng khi tham gia giao thông:

          Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông.

          Điều này thể hiện qua việc cứu giúp người khác bị rủi ro, tai nạn; chủ động đưa người già yếu, trẻ nhỏ qua đường; biết xin lỗi khi va quệt; kịp thời ngăn chặn những hành vi sai phạm của người khác như rải đinh ra đường, vất rác bừa bãi ra lòng đường...vv…

  • Chính vì thế, mỗi chúng ta cần phải tuân thủ đúng Văn hóa giao thông khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn tính mạng của chính bản thân cũng như mọi người xung quanh.

 

  • Tham gia ý kiến:

           Theo tôi được biết thì phương tiện đi lại của học sinh Trung học phổ thông hiện nay là các loại xe điện (133s, xmen…), xe cup và một số ít là xe đạp. Do điều kiện đi học nhà xa trường nên hầu hết các bạn ai cũng sở hữu một chiếc. Nhưng khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, các bạn thường không chấp hành đúng các luật lệ an toàn giao thông. Nhiều bạn đi xe điện chở 3,4 người vừa không đội mũ bảo hiểm vừa phóng với tốc độ cao vượt quá mức quy định; một số bạn còn độ còi xe rồi vừa đi vừa bóp còi inh ỏi. Lúc tan trường cũng chính là lúc cổng trường xảy ra tắc nghẽn do các bạn đi xe không có ý thức chen lấn nhau, ai cũng muốn ra trước. Không chỉ thế, các bạn vừa điểu khiển xe vừa đeo tai nghe, còn đi dàn hàng đôi hàng ba để nói chuyện…..còn rất nhiều những hành vi sai trái khác. Cũng chỉ vì các bạn không nắm rõ luật lệ giao thông hoặc các bạn cố ý không chấp hành an toàn giao thông, coi thường tính mạng nên đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc của học sinh.                                    

          Nhằm mục đích thực hiện mục tiêu An toàn giao thông cho học sinh và mọi người, qua đây tôi xin trình bày một số ý kiến, giải pháp khắc phục của riêng bản thân tôi để mọi người cùng tham khảo và góp ý bổ sung.

  1. Muốn tham gia giao thông an toàn thì trước hết mỗi chúng ta cần hình thành văn hóa giao thông cho chính mình. Ngay từ khi còn nhỏ, từ lúc bắt đầu ngồi trên chiếc ghế nhà trường, mọi người cần phải tiếp thu học hỏi văn hóa giao thông, đây là yếu tố cần thiết.

     Để thực hiện được việc này, nhà trường cần mở lớp học riêng về an toàn giao thông cho các em từ mẫu giáo đến các bạn trung học phổ thông. Hoặc hàng tháng nhà trường có thể tổ chức các buổi học ngoại khóa về an toàn giao thông để mọi người có thể biết thêm và nắm rõ luật lệ. Trường mình cũng đã tổ chức nhiều buổi ngoại khóa như vậy, mình đã tham gia và cảm thấy rất hữu ích!

  1. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi tìm hiểu về nội dung như: An toàn giao thông học đường, Tìm hiểu về giao thông đường bộ, An toàn giao thông cho bạn, cho tôi…..để học sinh có dịp tham gia tìm hiểu và mở rộng vốn kiến thức về lĩnh vực an toàn giao thông.

     Trước hồi học cấp 1, cấp 2 mình cũng hay tham gia các cuộc thi giao thông trên mạng do nhà trường phổ biến như “ Giao thông thông minh “, lên cấp 3 thì có cuộc thi “ Giao thông học đường “. Mình nghĩ các bạn lên thử tìm kiếm và tạo tài khoản để thi, khá là bổ ích và thú vị đấy!

 

  1. Gia đình và nhà trường phải phối hợp nhắc nhở, chỉ bảo, tuyên truyền cho con em để chúng có ý thức tự giác chấp hành đúng luật lệ giao thông trước khi tham gia giao thông.

      Việc làm này cần sự quan tâm chặt chẽ của gia đình cũng như nhà trường. Ví dụ như trước khi tham gia giao thông, phụ huynh cần nhắc nhở các bạn đội mũ bảo hiểm, cài quai đúng cách..vv..  Để đảm bảo các bạn học sinh khi tham gia giao thông luôn đội mũ bảo hiểm trước khi tới trường, nhà trường mình đã có giải pháp là lập ra một đội chuyên đứng canh ngoài cổng trường trước khi đánh trống vào lớp khoảng 10 phút để theo dõi và ghi lại tên các bạn không đội mũ bảo hiểm, sau đó đưa danh sách vi phạm cho giáo viên chủ nhiệm để có thể đánh giá khách quan hạnh kiểm của học sinh đó. Sau khi áp dụng phương pháp này thì hầu như 100% các bạn học sinh trường mình đều đã chấp hành rất đúng nội quy.

    

  1. Tăng cường phổ biến luật lệ giao thông cho học sinh bằng cách treo những biển khẩu hiệu hay nội quy khi tham gia giao thông trong nhà trường để mọi học sinh có thể đọc và có ý thức tự giác hơn khi tham gia giao thông, nhằm mục đích giảm thiểu hoặc tránh xảy ra các vụ tai nạn giao thông học đường đáng tiếc của các bạn học sinh.

 

 

  1.  Cần có ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Phải đảm bảo an toàn cho chính mình và những người khác. Không chen lấn, phóng nhanh vượt ẩu…Hợp tác giúp đỡ người gặp nạn. Luôn đặt tính mạng con người là trên hết.

Hãy nhớ rằng “ Nhanh một giây, chậm cả đời “.

 

  1.  Có hành vi ứng xử hợp lý và đúng mực, có tình người trong các tình huống xảy ra trên đường, cư xử có văn hóa như: tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật…vv… Theo mình thấy thì các bạn học sinh có vẻ ngày càng thiếu ý thức về mặt này. Nhiều bạn khi điều khiển xe chả may đâm phải xe người khác làm họ bị ngã, đã không đỡ họ dậy xin lỗi thì thôi còn quay lại văng ra những lời thô tục trách móc họ làm mất đi sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. Thật là đáng phê bình! Mình cũng đã tận mắt nhìn thấy cảnh các bạn nam khi đi đường gặp người khuyết tật bèn rú nhau nhìn họ cười phá lên như trò đùa. Mong rằng sau này khi được tiếp xúc nhiều hơn ngoài xã hội các bạn ấy sẽ thay đổi cách nghĩ và nhận ra lỗi sai khi tham gia giao thông của mình.

 

  1. Nhà nước ta cũng cần áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào việc xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng các con đường để việc đi lại của học sinh được an toàn hơn kể cả vào những ngày nắng hay mưa rào.

 

  1. Các chú cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ cũng cần chặt chẽ hơn về vấn đề kiểm tra giấy tờ xe, nồng độ cồn….của người điều khiển phương tiện giao thông để tránh xảy ra các vụ tai nạn thảm khốc như vụ tai nạn ở Bình Dương vừa qua.

            Trên đây là một số ý kiến và giải pháp của tôi với nội dung “ Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông “ . Mong rằng những ý kiến đóng góp của tôi sẽ phần nào giải quyết được các vấn đề về giao thông hiện nay đang xảy ra. Là một công dân của nước Việt Nam, sau khi tham gia cuộc thi “ An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cùng với những hiểu biết sẵn có của bản thân, tôi sẽ cố gắng chấp hành thật tốt các nội quy về an toàn giao thông để đảm bảo tính mạng của chính mình cũng như tính mạng của mọi người xung quanh. Hơn nữa, tôi sẽ cùng các bạn tuyên truyền về luật lệ giao thông cho tất cả các học sinh trong trường và cả người thân trong gia đình để từ đó mọi người sẽ ý thức hơn trong việc tham gia giao thông, xã hội sẽ ngày càng văn minh, phát triển, hạnh phúc. Cố gắng cùng tôi nhé!

                                                 “ Hãy kể cho tôi biết cách bạn tham gia giao thông

Tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào “

Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 173
Hôm qua : 434
Tháng 04 : 18.553
Năm 2024 : 80.777